Công nghệ cơ khí là một trong những ngành hình thành sớm nhất trong lịch sử phát triển loài người, trong suốt quá trình hình thành và phát triển qua mọi thời đại, ngành công nghệ cơ khí luôn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển trong mọi lĩnh vực của mọi nền kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Công nghệ cơ khí là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí.
Trước đây để gia công cơ khí, người thợ phải lấy nguyên liệu, gia công bằng tay trên các máy móc nửa thủ công như máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn... Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, nên ngành này cũng được chuyên môn hóa,hầu hết các công việc gia công đã được tự động hóa bằng các máy gia công hiện đại (máy CNC), công việc của người thợ chỉ còn là đứng máy nhấn nút, lập trình gia công... các công việc trước đây như lấy vật liệu (phôi), tiện, phay…. đều phải thực hiện bằng tay, thì hiện nay được máy tự động thực hiện một cách chính xác theo chương trình đã được lập trình. Các công việc thiết kế trước đây phải thực hiện bằng việc vẽ các bản vẽ bằng tay, ngày nay đã có sự hỗ trợ của máy tính với các chương trình chuyên hỗ trợ cho việc thiết kế cơ khí của phần mềm được gọi là CAD, CAD cho phép xây dựng được những bản vẽ có độ phức tạp cao. Người tham gia vào lĩnh vực cơ khí hiện nay luôn phải biết về CAD. Một bước tiến cao hơn trong ngành cơ khí là công nghệ CAD/CAM/CNC, tạo thành một quy trình khép kín từ khâu thiết kế đến khâu chế tạo sản phẩm bằng các máy móc gia công hiện đại.
Với những công nghệ như trên, ngành cơ khí ngày càng đóng góp tích cực để sản xuất ra các thiết bị, máy móc, sản phẩm cơ khí có độ chính xác cực cao, độ bền tốt.
Ngày nay, tất cả máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên mặt biển, dưới đáy biển, trên trời, ngoài vũ trụ...) đều có sự đóng góp lớn của các nhà khoa học, các tổng công trình, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân cơ khí.
Đặc biệt, hiện nay chúng ta đang nỗ lực thúc đẩy chiến lược phát triển Công nghiệp hoá - hiện đại hoá để hội nhập với nền kinh tế thế giới nên sau khi gia nhập WTO và sắp tới những người công nhân có tay nghề cao, có đủ điều kiện về năng lực và trình độ ngoại ngữ có thể tham gia làm việc tại các nước trong cộng đồng Asian, nên cơ hội làm việc trong ngành cơ khí càng trở nên phong phú và rộng mở hơn bao giờ hết.
Sau hơn 20 năm mở cửa, hội nhập quốc tế, chào đón các nhà đầu tư nước ngoài, ngày nay hầu hết các lĩnh vực xây dựng, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể theo tiêu tiêu chuẩn quốc tế. Hiện các công ty cơ khí trong và ngoài nước luôn cần đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề trong các ngành cơ khí chế tạo máy. Do vậy cơ hội việc làm và có thu nhập cao càng trở nên hấp dẫn đối với những người theo học nghề ngành Công nghệ cơ khí trong hiện tại cũng như trong tương lai.
- Nhận gia công cơ khí theo yêu cầu của khách hàng, giá rẻ, giao hàng tận nơi (14.09.2019)
- Ô tô sản xuất trong nước khó tiêu thụ vì COVID-19 (04.05.2020)
- Nhiều hãng xe quay lại hoạt động sau thời gian cách ly xã hội (01.05.2020)
- Kiến nghị hỗ trợ DN tiếp cận gói tín dụng 285.000 tỷ đồng (26.04.2020)
- Cơ giới hóa nâng cao năng suất nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (24.04.2020)
- Nhiều hãng xe quay lại hoạt động sau thời gian cách ly xã hội (21.04.2020)
- Thế giới phẳng 4.0: Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam (27.09.2019)
- Hội thảo cho ngành sản xuất chế tạo trong Cách mạng công nghiệp 4.0 (27.09.2019)
- Gia công cơ khí là gì? (22.09.2019)
- Cơ khí Việt Nam: Ngành “xương sống” nhưng ỳ ạch lớn (21.09.2019)