Ấp mới 1, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

Hotline 0937099276

Thế giới phẳng 4.0: Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam

Sự kiện đã thu hút sự quan tâm của hơn 100 khách tham dự đến từ các doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế tạo tại khu vực phía Bắc, Việt Nam.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp ngành sản xuất chế tạo tại Việt Nam. Khi bối cảnh chiến tranh thương mại không có dấu hiệu hạ nhiệt, câu hỏi đặt ra rằng, liệu các đơn vị sản xuất tại Việt Nam có thể nắm bắt và phát huy hết cơ hội này để thực hiện kỳ vọng trở thành “công xưởng mới” của thế giới ?

Đón đầu làn sóng cải tiến này, một cuộc hội thảo trước thềm Triển lãm MTA Hanoi 2019 với chủ đề: Bắt kịp thời đại “Thế giới phẳng” cho ngành sản xuất chế tạo tại Việt Nam được tổ chức bởi đơn vị Informa Markets (Việt Nam) phối hợp cùng Công ty CP Tư vấn & Giáo dục John & Partners diễn ra vào ngày 19 tháng 09 năm 2019 tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh.

Môi trường và Đô thị Việt Nam là đơn vị bảo trợ truyền thông cho sự kiện này.

Sự kiện đã thu hút sự quan tâm của hơn 100 khách tham dự đến từ các doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế tạo tại khu vực phía Bắc, Việt Nam.

Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và Thách thức với ngành chế tạo cơ khí nói riêng và khối ngành công nghiệp tại Việt Nam nói chung đang có những bước dịch chuyển lớn, khi mà Cách mạng công nghiệp 4.0 đã không còn là một điều mới lạ mà dần trở thành một xu hướng không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực sản xuất.

Một thời đại khi hệ thống vận hành không còn phụ thuộc vào con người, thiết bị máy móc cần được cải tiến để trở nên thông minh và tối ưu hóa hết khả năng hoạt động.

Thực tế chỉ ra rằng, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang loay hoay với việc cải tiến và tìm kiếm con đường đi đúng đắn để bắt kịp những nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.

Cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung chính thức bắt đầu khi Mỹ thông báo áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Các mặt hàng chịu thuế là máy cơ khí, máy móc thiết bị điện và điện tử. Các tập đoàn lớn đã ngầm khởi động chương trình tìm kiếm một thị trường mới để đổ bộ và xây dựng những xưởng sản xuất mới và ngoài Việt Nam, các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Indonesia đều là những ứng cử viên nặng ký cho vai trò “đại công xưởng mới” sắp hình thành.

Câu hỏi đặt ra rằng, chúng ta đang nằm ở đâu trong cán cân so sánh đó ? Đối với chúng ta, đây là cơ hội hay thách thức trong thời điểm này? Ngành sản xuất chế tạo tại Việt Nam và mỗi doanh nghiệp trong ngành đều đang đứng trước bước ngoặt mang tính chiến lược để có thể phát triển bền vững trong thời điểm này.

Chiến lược phát triển bền vững - Yếu tố cần nhất cho mỗi doanh nghiệp để tự tin “Đứng trên vai người khổng lồ”.

Với vai trò là người dẫn dắt xuyên suốt chương trình Hội thảo, Tiến sĩ Ngô Công Trường - Giám đốc Công ty CP Tư vấn và Giáo dục John & Partners, đã mang đến cái nhìn bao quát và đa chiều về cơ hội và thách thức, cùng với các yếu tố thành công then chốt đặt ra cho doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Đào sâu hơn về chi tiết, Tiến sĩ Trần Ngọc Minh Trí - Giám đốc cải tiến liên tục cho Decathlon toàn Khu vực Nam Á đã chỉ ra rằng: Cơ hội chính mà doanh nghiệp có được khi áp dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 chính là tăng cấp số nhân vận tốc quản trị, phát triển văn hóa dữ liệu cho doanh nghiệp và hỗ trợ giảm chi phí, rút ngắn thời gian đào tạo quản lý trung cấp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đối đầu với những thách thức đến từ gia tăng chi phí cao, đáp ứng sự chuẩn xác của quy trình và tính kỷ luật, sự thay đổi trong cơ cấu quản trị.

Vấn đề đặt ra với rất nhiều sự biến đổi và đòi hỏi một bước cải tổ lớn, doanh nghiệp cần đặt ra một chiến lược dài hạn để giữ vững lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu của thời đại “Thế giới phẳng 4.0”.

Dưới sự quay trở lại của Tiến sĩ Ngô Công Trường, bức tranh toàn cảnh được đặt ra chi tiết và đa góc nhìn, giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn và tránh những sai lầm mắc phải khi thực thi chiến lược.

Không chỉ dừng lại ở những chia sẻ từ phía diễn giả, khách tham dự hội thảo là các Giám đốc/ lãnh đạo và quản lý, kỹ sư và chuyên viên đến từ các doanh nghiệp sản xuất gia công cơ khí chế tạo đã có những phần hỏi đáp thú vị xoay quanh các đề tài mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình vận hành sản xuất.

Tham gia phiên thảo luận còn có Ông William Lim - Giám đốc Thương hiệu, Giám đốc dự án Cơ khí chế tạo - Máy móc & Thiết bị, Khu vực Châu Á - Informa Markets và Ông Trịnh Văn Huyên - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng đã mang đến những chia sẻ mang tính thực tiễn cao.

Khép lại sự kiện, các doanh nghiệp đã được cung cấp nhiều kiến thức thực tế mang tính chiến lược, áp dụng thực tế vào quá trình vận hành doanh nghiệp.

Từ đó, doanh nghiệp có thể tự tin áp dụng công nghệ thông minh vào quy trình sản xuất thông minh, vững bước “đứng trên vai người khổng lồ” để tiến những bước tiến xa hơn trong thị trường sản xuất tương lai.

Hội thảo Bắt kịp thời đại “Thế giới phẳng 4.0” cho ngành sản xuất chế tạo Việt Nam nằm trong khuôn khổ sự kiện trước thềm Triển lãm MTA Hanoi 2019 – Triển lãm quốc tế về Máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại tại khu vực phía Bắc Việt Nam, sẽ diễn ra vào ngày 16 – 18 tháng 10 năm 2019, tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE (Hà Nội).

Khánh Hà (nguồn: theo https://www.moitruongvadothi.vn)

 

Chia sẻ:
Copyrights © 2018 CƠ KHÍ GIA PHƯỚC. All rights reserved.
  • Online: 4
  • Tổng truy cập: 249593
Hotline: 0937099276
Chỉ đường Zalo Zalo: 0937099276 SMS: 0937099276