Ấp mới 1, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

Hotline 0937099276

Kỳ vọng ngành công nghiệp cơ khí tăng trưởng ổn định khi tiếp cận công nghệ 4.0

Ngày 02/7/2019, tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SEEC – TP Hồ Chí Minh) khai mạc triển lãm quốc tế lần thứ 17 về công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại (MTA Việt Nam 2019). 

Triển lãm diễn ra đến ngày 5-7, thu hút 514 đơn vị đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, trưng bày - giới thiệu các loại máy móc hiện đại, đáp ứng xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong số đó, có doanh nghiệp (DN) của các nước đã tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như Nhật Bản, Singapore, Malaysia...

 


Nếu xếp hạng khách hàng hằng năm của văn phòng JETRO trên toàn cầu (74 văn phòng đặt tại 54 quốc gia), TP Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt xếp vị trí thứ 3 và 4 thế giới có đông khách đến làm việc (năm 2018). So với 10 năm trước, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và số DN đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam cũng tăng mạnh. Nếu tháng 4-2009, chỉ có 446 thành viên của Hiệp hội DN Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, 10 năm sau đó, con số tăng hơn gấp 2 lần, hiện đang là 1.020 DN. Tại buổi khai mạc, ông Shinji Hirai - Trưởng Đại diện văn phòng - Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thông tin, vốn FDI từ Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam tăng đáng kể trong những năm qua. Các DN Nhật Bản rất hào hứng trong việc hợp tác với Việt Nam. 

“Triển lãm lần này, chúng tôi có 24 gian hàng của những DN hàng đầu Nhật Bản, các DN Nhật Bản mong muốn tìm kiếm cơ hội để  hợp tác phát triển tại Việt Nam”, ông Shinji Hirai nói.

Ông William Lim, Ban Tổ chức MTA Vietnam 2019 cho rằng, khi bước vào cuộc Cách mạng 4.0 thì các DN, nhà máy Việt Nam cũng đang tìm cách làm thế nào để thu thập những công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến đáp ứng nhu cầu mới, thách thức mới. Đáp ứng nhu cầu này, triển lãm đã giới thiệu những công nghệ mới nhất lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Đặc biệt, có gian hàng giới thiệu các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ 4.0. 

Tại gian hàng này, các DN tham dự triển lãm sẽ giới thiệu những giải pháp, cũng như những công nghệ và sản phẩm giải quyết những trụ cột của Cách mạng 4.0. 

Theo ông William Lim, 9 trụ cột công nghệ tạo nên nền tảng cho nền công nghiệp 4.0 gồm: Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu lớn; Robots tự động hóa; Mô phỏng; Tích hợp hệ thống ngang và dọc; Công nghệ vạn vật kết nối (IOT); An ninh mạng; Đám mây; Sản xuất bồi đắp; Tăng cường tính thực tế.

Tại buổi khai mạc triển lãm, nhiều chuyên gia nhìn nhận thế giới đang tiến đến kỷ nguyên công nghiệp 4.0, trong khi trình độ sản xuất của ngành công nghiệp Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn khởi động và gặp nhiều hạn chế về các công nghệ mới, thông tin, kỹ năng và cơ sở hạ tầng. 

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lạc quan cho rằng với những bước đi non trẻ, ngành cơ khí Việt Nam được dự báo là sẽ có nhiều tiềm năng lớn mạnh và tham gia vào chuỗi sản xuất có giá trị lớn của nền công nghiệp thế giới nếu các DN trong nước biết tận dụng các cơ hội và được tạo điều kiện để phát triển.

Trong nửa đầu năm 2019, ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định. Trong đó các ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam chiếm 8,6%, cao nhất trong các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành công nghiệp sẽ dẫn đầu sự tăng trưởng GDP trong thời gian tới với các nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (FDI) cho phân khúc công nghiệp sản xuất.

DK (nguồn: theo Thúy Hà

Chia sẻ:
Copyrights © 2018 CƠ KHÍ GIA PHƯỚC. All rights reserved.
  • Online: 1
  • Tổng truy cập: 211723
Hotline: 0937099276
Chỉ đường Zalo Zalo: 0937099276 SMS: 0937099276